Site icon KV999

Vì sao CĐV MU không hô vang ‘Ten Hag out’?

CĐV MU không chọn cách phản ứng dữ dội với Ten Hag

123b – Cho dù thất vọng đến mấy về Erik ten Hag, các CĐV trung thành ở khán đài Stretford End sẽ không bao giờ dùng lời lẽ nặng nề với HLV trưởng.

Ba mươi lăm năm sau khi biểu ngữ khét tiếng “Ta ra Fergie” được giương cao tại Stretford End (khán đài phía Tây sân Old Trafford), các CĐV MU quyết không lặp lại hành động này với bất kỳ HLV nào khác.

Có thể xem đó là một truyền thống tốt đẹp ở sân Old Trafford. Thêm một thất bại tồi tệ nữa, một sự sỉ nhục khác, lần này là trước Tottenham vào cuối tuần trước, vẫn được trả lại bằng tiếng hò reo cổ vũ liên tục từ Stretford End.

Những tiếng reo hò cổ vũ đó không dành cho đội bóng thảm hại của Ten Hag. Nó dành cho lịch sử và truyền thống của Manchester United, một cái tên thiêng liêng với các CĐV trung thành ở Stretford End. Và cũng vì thế, họ sẽ không bao giờ hô vang “Ten Hag out” (Hãy sa thải Ten Hag).

so với những gì diễn ra trên mạng xã hội, trên các phương tiện truyền thông. Ở đó, cơn giận dữ ập xuống đầu Ten Hag. Bất kỳ ai cũng có thể quy tội vị HLV người Hà Lan, đòi sa thải ngay lập tức. Từ một CĐV thông thường, một fan MU, cho tới một cựu danh thủ MU hay một BLV truyền hình. Không ai phải kiềm chế sự thất vọng về MU. 

Nhưng bên trong Old Trafford, không hề có một cuộc nổi loạn bằng những tiếng la ó huýt sáo, không có tiếng hô vang đòi sa thải Erik ten Hag. Trên khán đài, chỉ có thứ âm thanh trầm lắng của những tiếng thở dài khi chứng kiến một màn trình diễn thảm hại tiếp theo ở dưới sân.

Điều đó không có nghĩa là CĐV MU không bất mãn về Ten Hag. Chỉ có điều họ không biến điều đó thành một “phong trào” bùng nổ trên khán đài. Đâu đó chỉ có tiếng la ó lạc lõng của một vài người. Ở khía cạnh tập thể, các hội cổ động viên MU biết phải làm gì để duy trì truyền thống đặc biệt trên sân Old Trafford.

Đã từ nhiều năm nay, các CĐV trung thành luôn cố gắng làm theo lời dặn của vị HLV huyền thoại Sir Alex Ferguson, người đã gửi gắm thông điệp đáng trân trọng trong bài phát biểu nghỉ hưu trên sân Old Trafford: “Nhiệm vụ của các bạn là hỗ trợ HLV trưởng”.

Quan điểm của Sir Alex là thế này: sự kiên nhẫn mà BLĐ MU từng dành cho ông trong giai đoạn đầu tồi tệ đã được đền đáp xứng đáng. Biểu ngữ “Ta ra Fergie” ở khán đài Scoreboard End vào mùa thu năm 1989 từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự phán đoán sai lầm của người hâm mộ. Hãy tưởng tượng nếu BLĐ MU làm theo lời CĐV vào thời điểm đó và sa thải Sir Alex. Cả một trang sử hào hùng sẽ không xuất hiện.

35 năm trước, Sir Alex cũng rơi vào tình cảnh tồi tệ như Ten Hag hiện tại. Triều đại đã kéo dài 3 năm của Sir Alex rơi xuống đáy của cuộc khủng hoảng vào tháng 12/1989. Các CĐV MU gào thét đòi sa thải vị HLV người Scotland. Sau trận thua Crystal Palace (1-2), một biểu ngữ được giương cao trên sân Old Trafford: “Ba năm bào chữa là quá đủ. Vẫn là thứ rác rưởi. Ta ra Fergie” (dựa theo câu thoại “Ta ra cock” trong bộ phim truyền hình dài tập nổi tiếng “Coronation Street”của Anh).

Chính vì thế, Sir Alex mong muốn CĐV MU hãy bao dung với các HLV. 

Vì vậy, ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của David Moyes, trong những khoảnh khắc buồn tẻ nhất của Louis van Gaal, trong sự hỗn loạn của Ole Gunnar Solskjaer, các CĐV MU luôn làm theo lời dặn của Sir Alex. 

Họ chọn cách ngồi im, than thở với người bên cạnh và giữ chặt trong lòng những hoài nghi. Cách phản ứng “hiền hòa” này của những khán giả trên sân Old Trafford lại trái ngược với phản ứng dữ dội của CĐV MU trên mạng xã hội. 

Thực ra đó cũng là một đặc điểm của bóng đá hiện đại. Đang có một sự xa cách ngày càng lớn giữa CĐV đến sân (thường là CĐV trung thành lâu năm) và CĐV trên mạng (thường là người trẻ). Ở trận Tottenham – Brentford mới đây, toàn bộ khán đài phía Nam hô vang tên của Brennan Johnson. Trong khi trên MXH, các CĐV Spurs hùa nhau phỉ báng tiền đạo người xứ Wales.

Hoặc ngay tại Anfield, ngay cả trong những khoảnh khắc bất hạnh nhất của nhiệm kỳ Roy Hodgson, các CĐV Liverpool không bao giờ hô vang đòi sa thải vị HLV này. Ngược lại, vị HLV người Anh phải chịu màn đấu tố khủng khiếp trên các phương tiện truyền thông.

Nhưng chỉ có tại Old Trafford mới là định nghĩa chính xác nhất về tình yêu với đội bóng nằm ở việc đồng hành trong mọi thời điểm khó khăn. Cùng lắm là những tiếng thở dài về vị HLV kém tài. Còn lại là sự im lặng chịu đựng, hoặc những tiếng reo hò vì tình yêu bất diệt với MU.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ